Cọc khoan nhồi là loại cọc móng sâu được sản xuất bằng phương pháp khoan hiện đại, phù hợp với nhiều công trình và có giá thành phải chăng. Đường kính cọc khoan nhồi dao động từ 6 – 300cm giúp dễ dàng điều chỉnh hạ độ sâu trong quá trình thi công.
Cọc khoan nhồi mang đến những ưu điểm vượt trội như:
- Tiết kiệm thời gian và chi phí tối đa nhờ rút ngắn các khâu đúc cọc.
- Do cọc khoan nhồi được đúc ngay tại móng nên chiều dài và chiều rộng của sản phẩm được thay đổi linh hoạt tùy vào địa hình nền đất để đảm bảo dễ dàng và mang lại hiệu quả thi công cao nhất.
- Sử dụng cọc khoan nhồi sẽ tận dụng hết khả năng của vật liệu và giảm tối đa số lượng cọc cần sử dụng.
- Phương pháp thi công cọc khoan nhồi hiện đại, không gây tiếng ồn và ít ảnh hưởng đến các khu dân cư xung quanh.
Bên cạnh những ưu điểm thì cọc khoan nhồi cũng tồn tại một số nhược điểm:
- Vì cọc khoan nhồi được đúc ngay tại móng nên cọc luôn nằm sâu trong lòng đấy trong toàn bộ quá trình thi công. Vậy nên, sẽ có thể xảy ra một số hiện tượng như rỗ mặt thân cọc, hẹp cục bộ hoặc bê tông quanh thân cọc bị rửa trôi.
- Muốn thi công cọc khoan nhồi phải quan tâm đến điều kiện thời tiết để đảm bảo hiệu quả cao nhất.
- Chi phí thí nghiệm cọc khá cao.
Phân loại cọc khoan nhồi
Trước khi thi công cọc khoan nhồi, quý khách hàng cần chọn cho mình được loại cọc phù hợp nhất để đẩy nhanh tiến độ và mang lại hiệu quả như mong đợi. Cọc khoan nhồi được phân thành nhiều loại như:
- Phân loại theo đường kính cọc: Khi liên hệ đến những địa chỉ thi công cọc khoan nhồi uy tín, quý khách sẽ được tư vấn đường kính cọc khoan nhồi phù hợp với địa hình và quy mô công trình gồm cọc khoan nhồi d300, cọc khoan nhồi d400, cọc khoan nhồi d600…
- Cọc khoan nhồi mở rộng đáy: Loại cọc này mang đến ưu điểm là đường kính đáy mở rộng, chịu được tải trọng lớn hơn 5÷10% do sức mang tải dưới mũi tăng.
- Cọc barrette: Loại cọc này có tiết diện đa dạng như hình chữ thập, chữ H, chữ I… Để thi công cọc barrette, quý khách cần chọn tiết diện phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng.