Ngành Thương mại điện tử là ngành gì?
- Ngành Thương mại điện tử (E-commerce, Electronic commerce) là ngành học thuộc khối ngành kinh tế, cho biết các hình thái hoạt động thương mại bằng phương pháp điện tử – sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Từ khi Internet hình thành và phát triển, ngành Thương mại điện tử được biết đến và sử dụng rộng rãi như một phương thức kinh doanh hiệu quả. Lĩnh vực này cũng cung cấp sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng, cho phép họ mua sắm trực tuyến và tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ từ khắp nơi trên thế giới.
- Ngoài ra, Thương mại điện tử còn tạo ra cơ hội kinh doanh mới và khởi nghiệp. Các doanh nhân có thể tạo ra các cửa hàng trực tuyến, các nền tảng thương mại điện tử vàcác dịch vụ liên quan để khai thác tiềm năng thị trường trực tuyến. Điều này giúp thúc đẩy sự đổi mới và sự phát triển của nền kinh tế số.
Học ngành Thương mại điện tử ra trường làm gì?

Quản lý dự án thương mại điện tử (E-commerce Project Manager) là người chịu trách nhiệm quản lý tất cả các khía cạnh của một dự án về thương mại điện tử. Từ giai đoạn lập kế hoạch đến giai đoạn triển khai và bàn giao.
Họ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng các dự án thương mại điện tử được hoàn thành đúng thời hạn, đúng ngân sách. Đặc biệt là đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng.
Chăm sóc khách hàng (Customer Service) là một bộ phận trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng. Hỗ trợ khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho họ.
Công việc cụ thể của nhân viên chăm sóc khách hàng bao gồm:
- Tiếp nhận và giải đáp thắc mắc của khách hàng qua điện thoại, Email, chat,…
- Giải quyết khiếu nại của khách hàng;
- Hỗ trợ khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ;
- Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để đưa ra các giải pháp phù hợp.
Nhân viên SEO/Contentlà người chịu trách nhiệm thực hiện các chiến lược SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) và Content (Nội dung. Từ đó giúp website của doanh nghiệp lên TOP trên các công cụ tìm kiếm, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Công việc cụ thể của nhân viên SEO/Content bao gồm:
- Nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh để xác định các từ khóa tiềm năng;
- Tối ưu hóa website về mặt kỹ thuật và nội dung để website thân thiện với các công cụ tìm kiếm;
- Xây dựng và triển khai các chiến dịch SEO;
- Viết bài content chất lượng, hấp dẫn để thu hút khách hàng.
Giảng viên Thương mại điện tử là người chịu trách nhiệm giảng dạy các kiến thức và kỹ năng về thương mại điện tử cho sinh viên, học viên. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Ngành Thương Mại Điện Tử.
Một số công việc khác
Ngoài những công việc đã đề cập ở trên, Ngành Thương Mại Điện Tử còn có nhiều vị trí việc làm khác nhau, bao gồm:
- Kỹ sư phát triển phần mềm thương mại điện tử: Chịu trách nhiệm phát triển các ứng dụng và nền tảng thương mại điện tử.
- Kỹ sư bảo mật mạng thương mại điện tử: Họ chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho các hệ thống và dữ liệu thương mại điện tử.
- Kỹ sư dữ liệu thương mại điện tử: Có nhiệm vụ thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu thương mại điện tử.
- Quản lý dự án thương mại điện tử: Quản lý các dự án thương mại điện tử được giao phó, đảm bảo thành công cho dự án.
- Chuyên gia tiếp thị thương mại điện tử: Xây dựng và triển khai các chiến lược tiếp thị thương mại điện tử.
- Chuyên gia phân tích thị trường thương mại điện tử: Nghiên cứu và phân tích thị trường thương mại điện tử.
- Chuyên gia tư vấn thương mại điện tử: Tư vấn các dịch vụ về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp.
Mức lương của Ngành Thương Mại Điện Tử là bao nhiêu?
Theo khảo sát của TopCV, mức lương trung bình của ngành Thương mại điện tử tại Việt Nam dao động từ 8.000.000 triệu đến 20.000.000 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm và năng lực của người lao động.
Dưới đây là mức lương của một số vị trí công việc phổ biến trong ngành thương mại điện tử tại Việt Nam:
Vị trí | Mức lương (triệu đồng/tháng) |
Quản lý dự án thương mại điện tử | 15.000.000 – 20.000.000 |
Kỹ sư phát triển phần mềm thương mại điện tử | 10.000.000 – 15.000.000 |
Chuyên gia tiếp thị thương mại điện tử | 10.000.000 – 15.000.000 |
Nhân viên chăm sóc khách hàng | 5.000.000 – 10.000.000 |
Nhân viên SEO/Content | 5.000.000 – 10.000.000 |
Học ngành Thương mại điện tử cần tố chất gì?
Ngành Thương mại điện tử cung cấp nền tảng cho các doanh nghiệp và cá nhân để tiếp cận thị trường rộng lớn và tiềm năng. Điều này giúp tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng, tăng doanh số bán hàng và mở rộng quy mô kinh doanh. Theo học ngành Thương mại điện tử là một lựa chọn thông minh cho những ai yêu công nghệ, thích kinh doanh và sẵn sàng “bùng nổ” với vô số những ý tưởng sáng tạo. Vì vậy, ngành Thương mại điện tử đòi hỏi người học cần có những tố chất sau:
- Đam mê kinh doanh, yêu thích công nghệ;
- Gắn kết và phát huy tối đa năng lực khi làm việc nhóm;
- Có kỹ năng thuyết trình, giao tiếp và đàm phán tốt;
- Làm việc khoa học, quản lý thời gian hiệu quả;
- Có kỹ năng tư duy, sáng tạo, nhanh chóng phân tích và giải quyết các tình huống nảy sinh trong thực tiễn kinh doanh;
- Khả năng ngoại ngữ đáp ứng giao tiếp xã hội và xử lý vấn đề chuyên môn;
- Chịu áp lực tốt, thích thử thách mình trong môi trường cạnh tranh;
- Cần cù, chăm chỉ và bền bỉ với công việc…
Học ngành Thương mại điện tử ở đâu?
Đối với ngành học quan trọng trong nền kinh tế và thương mại hiện đại, các trường đại học đang đẩy mạnh đào tạo tối ưu nhất cho người học, nhằm mang lại kỹ năng và kiến thức chuyên môn vững vàng. Tại khu vực phía Nam và TP. Hồ Chí Minh, ngành Thương mại điện tử hệ đại học chính quy hiện được đào tạo tại: Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Trường Đại học Công nghệ Thông tin – ĐHQG TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế – Luật – ĐHQG TP.HCM, Phân hiệu Trường Đại học Thủy lợi,…
📞 Liên hệ ngay để biết thêm thông tin chi tiết!
🔹Số 2 Trường Sa, P.17, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
🔹Zalo OA: https://zalo.me/2398456567110019924
🔹Hotline: (028) 35123198; 0916.769.708
🔹Email: truyenthongtls@tlu.edu.vn