Đập thủy điện Xe-Pian-xe Namnoy ở Lào vỡ ảnh hưởng không nhiều đến Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam

PGS.TS. Triệu Ánh Ngọc, Trưởng Ban Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế, Giám đốc Trung tâm tư vấn và Nghiên cứu thực nghiệm (Đại học Thủy Lợi) nhận định. Tuy nhiên, mực nước tại Kratie có khả năng tăng hơn 10cm ảnh hưởng đến Tân Châu tăng khoảng 1-3 cm. Đây là một mối nguy cơ rủ ro khá lớn đối với hệ thống thủy điện tại Việt Nam cũng như các hệ thống thủy điện Thượng nguồn lưu vực Sông Mê Công.

Vụ vỡ đập thủy điện ở Attapeu, Lào khiến ít nhất 7 ngôi làng ở hạ lưu ngập trong biển nước. (Ảnh: Getty)

Đập thủy điện Xe-Pian-Xe Namnoy tại huyện Sanmanxay, tỉnh Attapeu, Lào bị vỡ lúc 20 giờ ngày 23/7/2018. Đập thủy điện cách xa trạm thủy văn Tân châu khoảng 550km phía thượng nguồn tỉnh Đông Nam, Lào.

Theo số liệu thu thập, mô phỏng và dự báo, dung tích đập thủy điện Xe-Pian-Xe Namnoy không lớn, khoảng 5 tỷ m3 nước. Khi đập bị vỡ ngây ra lưu lượng rất lớn đổ về hạ lưu. Nhưng phần lớn lượng nước lũ tràn qua các vùng đồng bằng hạ lưu tỉnh Attapeu, Lào gây ngập lụt nghiêm trọng. Phần dòng chảy lũ còn lại đổ xuống hạ lưu và đổ ra dòng chính Mê Công cách trạm Kratie khoảng 200km, làm mực nước tại trạm Kraite dâng lên khoảng 10 – 15 cm. Khi dòng nước này đổ về hạ lưu phía Việt Nam, phần lớn dòng chảy lũ được điều tiết bởi hồ Tonle Sap, và một phần nhỏ còn lại đổ xuống hạ lưu đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam, làm mực nước tăng từ 1-3cm. Ảnh hưởng mực nước dâng do vỡ đập thủy điện Xe-Pian-Xe Namnoy đến đến tận Vàm Nao ( Hồng Ngự, An Giang), tuy nhiên mực nước tăng lên không đáng kể (từ 0.2-2 cm).

Tuyên nhiên, PGS.TS. Triệu Ánh Ngọc đã có nhiều nghiên cứu về tác động thay đổi dòng chảy thượng nguồn do các hồ, đập thủy điện thượng nguồn nhận định: Vụ việc vở đập thủy điện Xe-Pian-Xe Namnoy tại huyện Sanmanxay, tỉnh Attapeu, Lào cho thấy, các đập thủy điện thượng nguồn mặc dù tạo ra nhiều giá trị kinh tế (năng lượng) cho các quốc gia trong lưu vực Mê Công, luôn là mối hiểm họa không lường gây thiện hại về tính mạng và tài sản người dân trong lưu vực rất lớn, đặc biệt là vùng hạ lưu Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.

Hiện nay, hầu hết các quốc gia: Lào, Cam phu chia, Thái Lan đang có tham vọng khai thác điện thủy năng nhằm giúp gia tăng sản lượng điện nhằm đảm bảo an ninh năng lượng điện quốc gia, và bán điện ra nước ngoài. Khai thác thủy năng với mục đích tăng sản lượng điện, điều tiết dòng chảy, cắt lũ chỉ là tính toán chủ quan, việc tính toán này chỉ đúng khi điều kiện khí hậu nằm trong kịch bản tính toán và hồ đập làm việc trong điều kiện bình thường. Khi mưa lũ vượt tần suất tính toán hoặc sự cố vận hành hồ đập bất thường (như trường hợp vỡ đập Xe-Pian-Xe Namnoy, Lào) thì không nằm trong tính toán.

PGS.TS. Triệu Ánh Ngọc chia sẻ ý kiến chuyên môn sau vụ vỡ đập thuỷ điện tại Lào

Ô Ngọc cho rằng, qua sự cố này, không chỉ Lào mà các quốc gia khai thác thủy năng trên lưu vực Mê Công cần phải cảnh giác, tuân thủ đúng quy trình vận hành xã lũ, đặc biệt phải có các dự báo trong các điều kiện cực đoan. Đồng thời cần phải có các tiêu chuẩn đánh giá an toàn đập hàng năm để hạn chế các nguy cơ rủ ro vỡ đập như vừa rồi.

Đập thủy điện Xe-Pian-Xe Namnoy được xây dựng tại huyện Sanmanxay, tỉnh Attapeu, Lào có công suất 410MW, khởi công năm 2013 và dự kiến hoàn thành vào năm 2019. Theo thiết kế, hồ thủy điện này có dung tích khoảng 5 tỷ mét khối nước.

 

Ban Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế
Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *